; ;
Trung tâm nghiên cứu về Giới, Gia Đình, Phụ nữ & Vị thành niên (CSAGA)

Trung tâm Nghiên cứu & Ứng dụng khoa học về Giới - Gia đình - Phụ nữ và Vị thành niên (CSAGA) là một tổ chức phi chính phủ, phi lợi nhuận, hoạt động nhằm thúc đẩy việc thực hiện quyền cho nhóm phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi kỳ thị và bạo lực tại Việt Nam. Chúng tôi hiểu rằng bất bình đẳng giới là nguyên nhân gốc rễ của bạo lực với phụ nữ và trẻ em gái. Chúng tôi nỗ lực hoạt động để mang đến các cơ hội tốt đẹp hơn cho phụ nữ và trẻ em gái. Chúng tôi hợp tác với các đối tác khác nhau để thúc đẩy quyền của nhóm phụ nữ và trẻ em chịu ảnh hưởng bởi kỳ thị và bạo lực.

VIỆN NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN XÃ HỘI (ISDS)

Viện Nghiên cứu Phát triển Xã hội (ISDS) là một tổ chức phi lợi nhuận, phi chính phủ, trực thuộc Liên hiệp các Hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). ISDS được thành lập ngày 27 tháng 5 năm 2002 theo Quyết định 486/TC-LHH. Đến nay, ISDS đã trở thành một trong những cơ quan nghiên cứu có uy tín ở Việt Nam vì chất lượng của công việc và những cam kết ứng dụng kiến thức khoa học vào việc giải quyết các vấn đề quốc gia – vừa cung cấp kiến thức vừa tạo ảnh hưởng dẫn đến thay đổi tích cực.

Tầm nhìn

Đưa Việt Nam trở thành một quốc gia thịnh vượng, nơi mà mà tiếng nói mọi người được lắng nghe, công lý xã hội được thực thi, đa dạng xã hội được cổ vũ và xã hội bình đẳng cho mọi người.

Sứ mệnh

Tìm ra và thực hiện những nghiên cứu độc lập, chất lượng cao giúp đưa ra những đề xuất đột phá, có bằng chứng và có tính thực tiễn thúc đẩy sự phát triển bền vững, dung hợp cho xã hội Việt Nam cũng như đóng góp các giải pháp cho những vẫn đề trong khu vực và thế giới.

Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC)

Trung tâm Hành động vì sự phát triển cộng đồng (ACDC) là một tổ chức phi chính phủ địa phương làm việc vì và của người khuyết tật Việt Nam.

Trung tâm chính thức có quyết định phê duyệt thành lập theo quyết định số 857/QĐ-TWH trực thuộc Trung ương Hội Nghiên cứu Khoa học về Đông Nam Á của Việt Nam và được Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nội cho phép hoạt động kể từ 27/12/2011.

Đến hết năm 2025, ACDC phấn đấu trở thành tổ chức tiên phong tại Việt Nam về vận động chính sách dành cho người khuyết tật và dẫn đầu mạng lưới các tổ chức của người khuyết tật (DPO).

Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững MSD

Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) trực thuộc Hội Nghiên cứu Khoa học về  Đông Nam Á – Việt Nam. Là một tổ chức phi chính phủ Việt Nam, MSD nỗ lực hành động vì một môi trường phát triển thuận lợi cho sự phát triển của khối các tổ chức xã hội và thúc đẩy việc thực hiện quyền của các nhóm cộng đồng bị lề hoá và dễ bị tổn thương, đặc biệt là nhóm trẻ em, thanh niên, phụ nữ và người khuyết tật. MSD hướng tới một thế giới công bằng và bình đẳng, nơi các tổ chức xã hội phát huy vai trò đôc lập hoạt động hiệu quả, nơi quyền của các tổ chức xã hội và quyền của các nhóm yếu thế, dễ bị tổn thương được đảm bảo và tôn trọng.

Lĩnh vực hoạt động của MSD bao gồm: Hiệu quả phát triển; Vận động chính sách; Đối tác CSOs và Chương trình Gia đình Việt - Vietfamily.

CARE Quốc tế tại Việt Nam

CARE là một tổ chức quốc tế hoạt động trong lĩnh vực cứu trợ nhân đạo và phát triển với sứ mệnh chống lại đói nghèo và bất công trên toàn cầu, tập trung đặc biệt vào phụ nữ và trẻ em gái để mang lại sự thay đổi lâu dài trong cộng đồng.

CARE Quốc tế tại Việt Nam là một tổ chức năng động đã làm việc với các tổ chức, đối tác Việt Nam và quốc tế từ năm 1989 với hơn 300 dự án. Chúng tôi nhận thấy chìa khóa để đạt được kết quả phát triển công bằng nằm ở việc tác động đến các nguyên nhân cơ bản và cốt lõi của nghèo đói, bất công xã hội và bất bình đẳng giới – những yếu tố góp phần đẩy một số nhóm dân số ra khỏi lề phát triển và rơi vào tình trạng dễ bị tổn thương.

Mục tiêu chương trình dài hạn của CVN là Phụ nữ dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa và các nhóm dân số dễ bị tổn thương ở đô thị được hưkởng lợi công bằng từ phát triển, có khả năng chống chịu và phục hồi trong những hoàn cảnh liên tục thay đổi và có tiếng nói chính đáng trong xã hội.

CHILDFUND VIỆT NAM

ChildFund Việt Nam là văn phòng đại diện của ChildFund Australia - một tổ chức phát triển quốc tế độc lập và phi tôn giáo, hoạt động vì mục tiêu giảm nghèo cho trẻ em tại các quốc gia đang phát triển.

ChildFund Australia là một thành viên của Liên minh ChildFund – một mạng lưới toàn cầu gồm 11 tổ chức đang hỗ trợ cho hơn 14 triệu trẻ em và gia đình tại 63 quốc gia trên thế giới. ChildFund Australia đã đăng kí hoạt động và được chính thức công nhận bởi Bộ Ngoại giao và Thương mại – cơ quan quản lý các chương trình viện trợ nước ngoài của chính phủ Australia.

ChildFund bắt đầu làm việc tại Việt Nam năm 1995 và hợp tác với trẻ em, cộng đồng và các tổ chức địa phương để tạo ra sự thay đổi bền vững, thực hiện các hoạt động cứu trợ nhân đạo khẩn cấp và thúc đẩy quyền trẻ em. Các dự án được thực hiện ở các tỉnh miền núi phía bắc Việt Nam bao gồm Bắc Kạn, Cao Bằng và Hòa Bình, nơi người dân đa số thuộc các nhóm dân tộc thiểu số, thường là nhóm yếu thế và bị sao lãng trong xã hội.

Với trọng tâm là giáo dục, nước sạch và vệ sinh môi trường, sinh kế bền vững, quyền trẻ em và bảo vệ trẻ em, an ninh lương thực, sức khỏe bà mẹ và trẻ em, bao gồm cả phòng chống HIV, ChildFund Việt Nam cũng ưu tiên xây dựng khả năng tự thích ứng của thanh thiếu niên bằng cách tạo cơ hội cho các em tham gia các hoạt động thể dục thể thao, đào tạo nghề và kỹ năng sống và hỗ trợ các em tham gia vào quá trình ra quyết định tại địa phương.

VIỆN PHÁT TRIỂN SỨC KHỎE CỘNG ĐỒNG ÁNH SÁNG (LIGHT)

Viện Phát triển Sức khỏe Cộng đồng Ánh sáng –LIGHT (Viện LIGHT), là một tổ chức phi lợi nhuận được thành năm 2003 các lĩnh vực hoạt động chính (i) nghiên cứu các vấn đề về cộng đồng, môi trường và sức khỏe con người, đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống; (ii) Dịch vụ khoa học và công nghệ: tư vấn, đào tạo nâng cao năng lực cho tổ chức và cá nhân hoạt động trong lĩnh vực phát triển và chăm sóc sức khỏe cộng đồng; (iii) Hỗ trợ, triển khai các dự án, các mô hình can thiệp tại cộng đồng. Viện Light có trụ sở chính tại Hà Nội, 2 chi nhánh tại Đà nẵng và Quảng Ninh.

Viện LIGHT hướng tới 1 xã hội của sự an toàn- công bằng và hy vọng – một xã hội mà nhóm những người thiệt thòi được tăng quyền để có tiếng nói, có quyền và có cơ hội hưởng một cuộc sống khỏe mạnh và hạnh phúc; LIGHT cam kết hướng tới những giá trị cao nhất của con người.

4 Chương trình triển khai:

(i) Chương trình sức khỏe cộng đồng: a) Vận động chính sách cho quyền được CSSK như là dịch vụ chất lượng, thân thiện, BHYT…; b) Truyền thông thay đổi hành vi về CSSKSS cho trẻ vị thành niên và thanh thiếu niên..; c) Cung cấp dịch vụ CSSKSS; điều trị dự phòng trước – sau phơi nhiễm HIV (PrEP&PEP), bệnh LTQĐTD, sàng lọc sớm K cho nữ giới...

(ii) Chương trình Phòng chống bạo lực trên cơ sở giới: Triền khai các dự án phòng chống bạo lực đối với phụ nữ mang thai và nuôi con dưới 12 tháng tuổi; phòng chống bạo lực trên cơ sở giới cho phụ nữ vùng dân tộc thiểu số; phòng chống bạo lực và an toàn cho trẻ em gái tại trường học và nơi công cộng.

(iii) Chương trình an sinh xã hội; các dự án cho người lao động di cư, đặc biệt thanh niên di cư ở các khu đô thị làm nghề phi chính thức; trẻ vị thành niên; các chương trình tiếp cận chính sách BHXH, BHYT cho người lao động di cư.

(iv) Chương trình hỗ trợ sinh kế và phát triển kinh tế bền vững; sinh kế bền vững cho nhóm yếu thế như là phụ nữ nghèo, dân tộc thiểu số, người nhiễm HIV…

5 lĩnh vực hoạt động chính: (i) Nghiên cứu và vận động chính sách; (ii) Nâng cao năng lực, đào tạo; (iii) Truyền thông thay đổi hành vi; (iv) Cung cấp dịch vụ hỗ trợ; và (v) Các chương trình can thiệp cộng đồng.

6 nhóm đối tác chính: (i) Cơ quan Quốc hội, các bộ ngành; (ii) Các tổ chức xã hội chính trị: Hội phụ nữ, Đoàn thanh niên, Mặt trận tổ quốc, Hội nông dân…(iii) Các trường đại học, trung học phổ thông, trung học cơ sở…; (iv) Các doanh nghiệp trong nước và FDI; (v) Các tổ chức cộng đồng của nhóm lao động di cư, các nhóm tự lực tại cộng đồng của nhóm yếu thế: đồng giới, chuyển giới…; (vi) Các tổ chức và nhà tài trợ Phi chính phủ trong nước, Quốc tế.

Đối tượng hưởng lợi: Trẻ vị thành niên, trẻ em trai/gái dễ bị tổn thương do nghèo, khu vực vùng sâu xa. Dân tộc thiểu số; Người nhiễm HIV, MSM, Trangender wormen, female sex worker, người khuyết tật; Phụ nữ mang thai và cho con bú; Học sinh các trường phổ thông và sinh viên các trường đại học; người lao động di cư khu vực phi chính thức.

TRUNG TÂM Y TẾ CÔNG CỘNG VÀ PHÁT TRIỂN CỘNG ĐỒNG (CEPHAD)

Thông tin chung
Trung tâm Y tế công cộng và Phát triển cộng đồng (CEPHAD) là một tổ chức phi lợi nhuận thành lập năm 1995 trực thuộc Hội Khoa học Tâm lý Giáo dục Việt Nam. Từ tháng 4 năm 2011, CEPHAD trực thuộc Trung ương Hội Khuyến học Việt Nam.
Tầm nhìn đến năm 2020

Đến năm 2020, CEPHAD được biết đến như là một tổ chức hoạt động rất hiệu quả trong việc giúp đỡ các nhóm người dễ bị tổn thương đặc biệt tại các khu vực nghèo phía Bắc trở nên ít nghèo và khỏe mạnh hơn thông qua việc trao quyền cho người dân địa phương.

Một khía cạnh khác mà tầm nhìn hướng tới để đạt được điều này: CEPHAD có nguồn tài trợ ổn định bền vững trong tương lai.

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP)

Trung tâm Sáng kiến Sức khỏe và Dân số (CCIHP) là tổ chức Việt Nam chuyên nghiên cứu và can thiệp y tế công cộng. Tổ chức được thành lập vào năm 1999 với tên gọi Công ty Tư vấn Đầu tư Y tế (CIHP). Năm 2009, khi có cơ hội đăng ký là tổ chức phi chính phủ, Trung tâm Sáng kiến ​​Sức khỏe và Dân số (CCIHP) đã được đăng kí dưới sự bảo trợ của Liên hiệp các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA). 

Với trên 20 năm hoat động, CCIHP tiếp tục tin tưởng rằng mọi người sẽ có thể tiếp cận với dịch vụ chăm sóc sức khỏe cao và có cơ hội có cuộc sống trọn vẹn. 

Để đạt được các thành tựu này, CCIHP sử dụng các tiếp cận dựa trên quyền sức khỏe, tập trung vào các nhóm yếu thế và dễ bị tổn thương. CCIHP có hợp tác chặt chẽ với vác cơ quan của Chính phủ, các đối tác nhằm thúc đẩy công bằng xã hội, công bằng và bình đẳng để đảm bảo rằng mọi người đều có thể thực hiện quyền của mình đối với sức khỏe. CCIHP đạt được các thành tựu này bằng cách gắn kết các cộng đồng thông qua các sáng kiến can thiệp sáng tạo và các nghiên cứu chuyên sâu nhằm giúp thông tin trong xây dựng và chỉnh sửa các chính sách về sức khỏe.

HAGAR Quốc Tế Tại Việt Nam

Hagar là tổ chức phi chính phủ được thành lập năm 1994 để đáp ứng nhu cầu của nhóm phụ nữ và trẻ em dễ bị tổn thương sau cuộc nội chiến ở Campuchia. Năm 2009, Hagar Việt Nam được thành lập để hỗ trợ những người chịu ảnh hưởng của mua bán người, xâm hại tình dục và bạo lực gia đình thông qua văn phòng đại diện ở Hà Nội và các dự án vào cộng đồng và các khóa tập huấn.

Tầm nhìn

Vì cộng đồng được hàn gắn và không còn chịu ảnh hưởng của sang chấn do mua bán người, xâm hại tình dục và bạo lực gia đình.

Sứ mệnh

Đối với những người chịu ảnh hưởng của sang chấn và những tổ chức/cá nhân cung cấp các dịch vụ hỗ trợ họ, Hagar là chuyên gia trong lĩnh vực chăm sóc và phục hồi.

Khi được hàn gắn, chu kỳ sang chấn sẽ chấm dứt.

Với cách hỗ trợ dựa trên hiểu biết về sang chấn, Hagar cung cấp các dịch vụ toàn diện để mỗi cá nhân có thể phục hồi và hàn gắn. Các dịch vụ miễn phí Hagar cung cấp bao gồm:

  • Nhà ở an toàn: Cung cấp nơi trú ẩn an toàn và nhu yếu phẩm trong trường hợp KHẨN CẤP
  • Chăm sóc y tế: Cung cấp hỗ trợ y tế như: chăm sóc ban đầu, khám sức khỏe tổng thể
  • Hỗ trợ pháp lý: Cung cấp tham vấn pháp lý và kết nối làm việc với luật sư
  • Tham vấn và trị liệu tâm lý: Đánh giá tâm lý ban đầu và trị liệu chuyên sâu; Hoạt động tâm lý nhóm
  • Hỗ trợ học nghề và kết nối việc làm: Tham vấn định hướng nghề và hỗ trợ tìm kiếm việc làm.
  • Giáo dục và đào tạo kỹ năng sống.

BATIK Quốc Tế tại Việt Nam

Thành lập từ năm 1998, tổ chức BATIK Quốc tế thúc đẩy các quyền kinh tế xã hội và hội nhập cho các nhóm người dễ bị tổn thương. Các dự án của chúng tôi nhằm phát triển năng lực hành động và lựa chọn của những người và cộng đồng dễ bị tổn thương, để họ trở thành những tác nhân thay đổi thực sự, có khả năng bộc lộ tài năng và xây dựng một tương lai tốt đẹp hơn cho mọi người tại nhiều quốc gia như Pháp, Algeria , Tunisia, Ai Cập, Ma rốc và Việt Nam.

Hoạt động tại Việt Nam từ năm 2003, BATIK Int. thực hiện các dự án trao quyền, quyền kinh tế xã hội, bảo vệ người dân Việt Nam, đặc biệt là các nhóm dân cư dễ bị tổn thương và yếu thế như thanh niên, phụ nữ, người di cư, dân tộc thiểu số và công nhân.

Giống như một biểu tượng batik được tạo thành từ các sợi đan xen, chúng tôi tạo ra sự liên kết giữa những người châu Âu, châu Á và khu vực Địa Trung Hải.

MSI Reproductive Choices tại Việt Nam

MSI Reproductive Choices là một tổ chức phi chính phủ đi đầu trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe sinh sản (SKSS) và kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ), có mặt tại Việt Nam từ năm 1989. Chúng tôi cung cấp các dịch vụ SKSS và KHHGĐ chất lượng, bao gồm cả dịch vụ phá thai an toàn, thông qua các kênh chương trình sáng tạo nhằm mang mục đích trao quyền ‘lựa chọn’ cho phụ nữ Việt Nam.

Qua hơn 30 năm, chúng tôi đã hợp tác với các đối tác để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng, đặc biệt là nhóm đối tượng dễ bị tổn thương và có nhu cầu cao chưa được đáp ứng.

Mục tiêu chính của chúng tôi là giúp phụ nữ ngăn ngừa mang thai ngoài ý muốn và giảm số ca phá thai không an toàn, hai trong số những nguyên nhân chính gây tử vong cho phụ nữ trên toàn thế giới, bằng cách cung cấp dịch vụ chăm sóc chất lượng cao, lấy khách hàng làm trung tâm, MSI có thể hỗ trợ phụ nữ theo đuổi tương lai mà họ lựa chọn - theo mong muốn của họ

---